Cân nặng và chiều cao có mối quan hệ mật thiết với nhau, khi cân nặng gia tăng quá mức sẽ có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến chiều cao và sức khỏe. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng NutriHeight Vietnam tìm hiểu những tác hại của béo phì và cách kiểm soát cân nặng hợp lý.
Béo phì là gì? Những dấu hiệu cảnh báo cơ thể béo phì?
Béo phì là một quá trình tích tụ mỡ thừa quá nhiều trong cơ thể, chỉ số cân nặng vượt mức cho phép và đây là bệnh lý có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ. Béo phì được tính toán bởi chỉ số khối cơ thể hay còn được gọi là BMI, phép tính dựa trên 2 chỉ số cân nặng và chiều cao. Theo các chuyên gia sức khỏe, chỉ số BMI > 30 được xem là tình trạng béo phì. Có thể thấy béo phì gia tăng dẫn đến các tác động xấu với sức khoẻ như bệnh tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh ung thư…
Bật mí những dấu hiệu trong cơ thể cảnh báo bệnh lý béo phì:
– Tăng cân là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh béo phì, việc tăng cân mất kiểm soát trong suốt một thời gian dài.
– Tích tụ mỡ thừa ở các vùng như bụng, eo, đùi, hông, bắp tay, bắp chân,…
– Mỡ da dày có thể khiến bạn cảm thấy da căng, rạn da, sạm da và da vùng cổ bị chảy xệ.
– Lượng mỡ thừa tích tụ ở ngực và bụng khiến cho việc hô hấp trở nên khó khăn, khó thở.
– Mệt mỏi và thiếu năng lượng cũng là một trong những dấu hiệu của người thừa cân khi có trọng lượng mỡ thừa quá tải.
– Béo phì gây áp lực lên các khớp, dẫn đến đau nhức cơ khớp, đặc biệt là ở đầu gối, hông và cột sống.
– Mỡ thừa xung quanh cổ có thể chặn đường thở của bạn khi ngủ, khiến bạn ngáy to.
– Ợ nóng, trào ngược axit, táo bón,… đây đều là những vấn đề tiêu hóa thường gặp đối với người béo phì, thừa cân.
– Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây cao huyết áp.
– Béo phì có thể làm tăng mức cholesterol và triglyceride trong máu, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
– Béo phì là một trong những nguyên nhân chính gây tiểu đường loại 2.
– Béo phì làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư như ung thư vú, ruột kết, gan,…
Tác động của béo phì ảnh hưởng đến sức khoẻ tổng thể?
Theo các chuyên gia, béo phì mang đến những tác động tiêu cực đến sức khoẻ tổng thể, chẳng hạn như hệ xương khớp, hệ nội tiết, tâm lý…
Ảnh hưởng đến hệ xương khớp
Lượng mỡ thừa trong cơ thể càng nhiều, áp lực lên các khớp càng lớn, đặc biệt là các khớp chịu lực như đầu gối, hông và cột sống. Béo phì có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu canxi của cơ thể, dẫn đến tình trạng thiếu hụt canxi, ảnh hưởng đến sự phát triển của xương. Lượng hormone leptin trong cơ thể người béo phì cao hơn bình thường, có thể kích thích quá trình dậy thì sớm. Dậy thì sớm có thể khiến trẻ ngừng phát triển chiều cao sớm hơn so với bình thường.
Ảnh hưởng đến hệ nội tiết
Béo phì có thể ảnh hưởng đến sự sản xuất và bài tiết hormone tăng trưởng (GH), đây là hormone đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển chiều cao. Hormone cortisol có thể thúc đẩy quá trình tích tụ mỡ thừa và hạn chế sự phát triển của xương.
Ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng
Người béo phì thường có xu hướng ăn nhiều thực phẩm giàu calo, ít dinh dưỡng, khiến cơ thể thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển chiều cao như canxi, vitamin D, protein,… Béo phì có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng của cơ thể.
Ảnh hưởng đến tâm lý
Trẻ em béo phì thường có nguy cơ cao bị bắt nạt, trêu chọc, dẫn đến tự ti, mặc cảm, ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý và tinh thần. Tâm lý tiêu cực có thể ảnh hưởng đến chế độ ăn uống và vận động của trẻ, khiến tình trạng béo phì trở nên tồi tệ hơn.
Số cân nặng đạt chuẩn theo từng độ tuổi?
Tuỳ vào độ tuổi và giới tính, số cân nặng ở mỗi người sẽ có sự khác nhau, khác với chiều cao sau độ tuổi dậy thì sẽ ngừng phát triển, thì cân nặng vẫn thay đổi liên tục trong suốt cuộc đời của mỗi cá nhân. Hãy cùng nubest.vn tham khảo trong bảng bên dưới:
Độ tuổi | Cân nặng nam giới | Cân nặng nữ giới |
sơ sinh | 3,3 kg | 3,2 kg |
1 tuổi | 9,6 kg | 8,9 kg |
2 tuổi | 12,2 kg | 11,5 kg |
3 tuổi | 14,3 kg | 13,9 kg |
4 tuổi | 16,3 kg | 16,1 kg |
5 tuổi | 18,3 kg | 18,2 kg |
6 tuổi | 20,5 kg | 20,2 kg |
7 tuổi | 22,9 kg | 22,4 kg |
8 tuổi | 25,4 kg | 25 kg |
9 tuổi | 28,1 kg | 28,12 kg |
10 tuổi | 31,2 kg | 31,98 kg |
11 tuổi | 35,6 kg | 36.97 kg |
12 tuổi | 39,92 kg | 41,5 kg |
13 tuổi | 45,36 kg | 45,81 kg |
14 tuổi | 50,8 kg | 47,63 kg |
15 tuổi | 56,02 kg | 52,16 kg |
16 tuổi | 60,78 kg | 53,52 kg |
17 tuổi | 64,41 kg | 54,43 kg |
18 tuổi | 66,9 kg | 56,7 kg |
19 tuổi | 68,95 kg | 57,15 kg |
20 tuổi | 70,3 kg | 58,06 kg |
Bật mí cách kiểm soát cân nặng hỗ trợ phát triển chiều cao
Việc kiểm soát cân nặng là một trong những cách hỗ trợ phát triển chiều cao đối với trẻ em và thanh thiếu niên. Vậy đâu là những cách giúp bạn kiểm soát cân nặng hợp lý nhất:
Chế độ ăn uống khoa học
Bạn nên lưu ý lượng calo nạp vào cần nhỏ hơn lượng calo tiêu hao để cơ thể đốt cháy mỡ thừa. Trong đó, rau xanh và trái cây cung cấp nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, đồng thời giúp bạn cảm thấy no lâu hơn. Cắt giảm tần suất hấp thụ đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều calo, chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe và khiến bạn dễ tăng cân.
Nước giúp bạn cảm thấy no lâu, hỗ trợ quá trình trao đổi chất và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, bạn cần chia nhỏ bữa ăn thành 5 – 6 bữa mỗi ngày giúp bạn kiểm soát lượng calo nạp vào tốt hơn và tránh cảm giác đói quá mức. Hơn hết, việc ăn chậm, nhai kỹ giúp bạn tiêu hóa thức ăn tốt hơn và nhận biết tín hiệu no của cơ thể.
Tập luyện thể dục thể thao
Tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày giúp bạn đốt cháy calo, tăng cường trao đổi chất và xây dựng cơ bắp. Bạn nên lựa chọn bài tập phù hợp với sở thích, thể trạng và mục tiêu của bản thân. Việc kết hợp nhiều bài tập khác nhau như cardio, tập luyện sức mạnh và yoga sẽ giúp bạn đạt hiệu quả tốt hơn. Bạn hãy kiên trì tập luyện, đặt ra mục tiêu thực tế và kiên trì tập luyện để đạt được kết quả mong muốn.
Thay đổi lối sống
Ngủ đủ giấc giúp bạn kiểm soát hormone thèm ăn và trao đổi chất tốt hơn. Việc kiểm soát tâm trạng cũng là điều cần thiết, bởi căng thẳng có thể khiến bạn thèm ăn và dẫn đến tăng cân. Chính vì thế, bạn hãy tìm cách để giảm căng thẳng như tập yoga, thiền định hoặc dành thời gian cho sở thích.
Nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với những thực phẩm không tốt cho sức khỏe, hãy cố gắng tránh xa những cám dỗ này. Việc theo dõi cân nặng thường xuyên giúp bạn biết được hiệu quả của việc kiểm soát cân nặng và điều chỉnh chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp.
Tham khảo ý kiến chuyên gia
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc kiểm soát cân nặng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn và hỗ trợ.
Bổ sung các thực phẩm hỗ trợ phát triển xương
Ưu tiên lựa chọn những sản phẩm thực phẩm chức năng uy tín và chất lượng, với các bảng thành phần dưỡng chất có lợi cho xương như canxi, collagen thuỷ phân, đạm, vitamin D3, vitamin K2, kẽm, sắt, photpho… Đảm bảo đạt các chứng nhận quốc tế về tiêu chuẩn sản xuất và chất lượng như cGMP, FDA, ConsumerLab…
Béo phì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao theo nhiều cách khác nhau. Do đó, việc phòng ngừa và kiểm soát béo phì ở trẻ em là rất quan trọng để đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ.