Khi nào cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để kiểm tra chiều cao?

Nhiều phụ huynh chọn cách tự kiểm tra chiều cao cho con tại nhà và cho rằng bản thân mình có thể tự chăm sóc chiều cao cho con. Tuy nhiên, với các trường hợp con có dấu hiệu tăng trưởng kém dưới chuẩn, cần có sự tư vấn, hỗ trợ của bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để giúp con cải thiện chiều cao nhanh chóng. Vậy, khi nào cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để kiểm tra chiều cao? Đi tìm lời giải cho vấn đề này trong bài viết dưới đây của NutriHeight Vietnam chúng tôi.

Thời điểm cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để kiểm tra chiều cao?

Các bác sĩ, chuyên gia về dinh dưỡng là những người có chuyên môn, nắm được biểu đồ tăng trưởng theo độ tuổi chuẩn của trẻ. Họ sẽ giúp cha mẹ xác định được con đã đạt chuẩn chiều cao chưa, có đang gặp bất thường nào về sức khỏe hay không, xác định nguyên nhân và đưa ra cách chăm sóc phù hợp. Những thời điểm dưới đây, cha mẹ nên tiến hành đưa trẻ đi gặp bác sĩ, chuyên gia để được kiểm tra chiều cao chi tiết:

Khám sức khỏe định kỳ 3-6 tháng/lần

Ít nhất là 6 tháng/lần, cần đưa con đến các trung tâm chăm sóc sức khỏe chuyên khoa để thăm khám sức khỏe định kỳ. Tại đây, các bác sĩ sẽ kiểm tra chiều cao, cân nặng của con, xét nghiệm máu, thực hiện các chỉ định sức khỏe quan trọng khác… Thông qua đó, giúp cha mẹ xác định được con có đang phát triển thể chất đạt chuẩn hay không, có bất thường nào về sức khỏe hay không. Nếu xảy ra tình trạng tăng trưởng kém, bác sĩ cũng sẽ giúp tìm nguyên nhân và đưa ra phương án chăm sóc phù hợp để con phát triển chiều cao vượt trội.

Nên đưa con đi khám sức khoẻ ít nhất 6 tháng 1 lần
Nên đưa con đi khám sức khoẻ ít nhất 6 tháng 1 lần

Khi có dấu hiệu bất thường về chiều cao

Trong trường hợp con tăng trưởng chiều cao, cân nặng quá chậm, ngừng cao sớm hoặc thể chất có bất kỳ vấn đề bất thường nào, nên đưa con đi kiểm tra sức khỏe và chiều cao càng sớm càng tốt. Đây có thể là biểu hiện của một vấn đề sức khỏe nào đó, nếu không kiểm tra và xử lý kịp thời, có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển thể chất của trẻ.

Giai đoạn quan trọng cần theo dõi

Chiều cao của trẻ tăng trưởng với tốc độ khác nhau ở mỗi giai đoạn khác nhau. Trong đó, có 3 thời điểm chiều cao tăng trưởng mạnh mẽ là thời kỳ mang thai, 3 năm đầu đời, dậy thì. Ở những mốc quan trọng này, cha mẹ nên tiến hành đưa trẻ đi khám bác sĩ để kiểm tra chiều cao, kịp thời có phương án chăm sóc phù hợp để không bỏ lỡ giai đoạn vàng trong cải thiện chiều cao ở những trẻ có dấu hiệu thấp hơn chuẩn.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ

Chiều cao của trẻ tăng trưởng nhanh hay chậm do sự tác động của các yếu tố sau đây:

– Di truyền: Chiều cao của con sẽ ảnh hưởng một phần từ chiều cao của cha mẹ. Khi cha mẹ có chiều cao tốt, con cái có thể được thừa hưởng gen cao và sở hữu chiều cao nổi bật. Ngược lại, chiều cao của cha mẹ dưới chuẩn, con cũng có nguy cơ chỉ có chiều cao dưới mức trung bình. Tuy nhiên, sức ảnh hưởng của di truyền đến chiều cao không đóng vai trò quyết định, chỉ khoảng 23%. Đó là lý do mà rất nhiều trường hợp con cái vẫn thấp bé dù cha và mẹ đều có chiều cao đạt chuẩn.

– Dinh dưỡng: Những thực phẩm con ăn trong bữa ăn sẽ là nguồn bổ sung dinh dưỡng cho hệ xương phát triển. Chế độ ăn uống đủ chất giúp xương có đủ nguyên liệu cần thiết để phát triển, giúp chiều cao tăng lên. Ngược lại, những trẻ kén ăn, ăn uống không khoa học có nguy cơ cao dưới chuẩn do xương phát triển chậm. Mức độ ảnh hưởng của dinh dưỡng đến chiều cao khoảng 32%, cao nhất trong số các yếu tố chi phối chiều cao.

Ăn uống đủ chất và khoa học giúp con tăng trưởng chiều cao tốt
Ăn uống đủ chất và khoa học giúp con tăng trưởng chiều cao tốt

– Giấc ngủ: Thời điểm trẻ đi ngủ vào ban đêm, tổng thời gian ngủ ban đêm của trẻ sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất hormone tăng trưởng của tuyến yên. Nếu trẻ ngủ sớm, ngủ đủ giấc, giúp tuyến yên sản xuất ra nhiều hormone tăng trưởng, thúc đẩy sự phát triển chiều cao. Những trẻ thức khuya, ngủ không đủ giấc ban đêm có thể thấp hơn chuẩn.

– Môi trường sống, tâm lý: Những yếu tố bên ngoài môi trường như khí hậu, bụi bẩn, ô nhiễm, gia đình, áp lực học tập… có thể ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe của trẻ, tác động một phần nhỏ đến sự tăng trưởng chiều cao tự nhiên của trẻ.

Lợi ích của việc đưa trẻ đi khám bác sĩ để kiểm tra chiều cao sớm

Việc đưa con đến các cơ sở y tế để kiểm tra chiều cao có nhiều lợi ích nổi bật như sau:

– Phát hiện các vấn đề chiều cao: Các chuyên gia, bác sĩ có chuyên môn về sức khỏe, dinh dưỡng sẽ kịp thời phát hiện các vấn đề trong tăng trưởng thể chất của trẻ như con thấp hơn chuẩn, tốc độ tăng trưởng kém trong thời kỳ tăng trưởng tốt… Việc phát hiện sớm sẽ giúp việc điều trị thực hiện kịp thời, không bỏ lỡ những giai đoạn vàng trong tăng trưởng chiều cao.

– Áp dụng cách chăm sóc khoa học: Là những người có chuyên môn về sức khỏe, các chuyên gia, bác sĩ sẽ hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc con khoa học hằng ngày để cải thiện chiều cao nhanh chóng nhất.

Theo dõi chiều cao của con tại cơ sở y tế để nắm được kết quả chính xác nhất
Theo dõi chiều cao của con tại cơ sở y tế để nắm được kết quả chính xác nhất

– Nâng cao hiệu quả chăm sóc: Nhờ phát hiện sớm và điều trị sớm khi kiểm tra chiều cao tại cơ sở y tế, việc chăm sóc sức khỏe và cải thiện chiều cao cho trẻ sẽ đạt hiệu quả tốt hơn với sự hướng dẫn từ chuyên gia.

– Giúp con sở hữu chiều cao chuẩn: Những trường hợp đưa con đi khám bác sĩ để kiểm tra chiều cao thường xuyên, trẻ sẽ có cơ hội lớn để đạt chuẩn chiều cao khi trưởng thành.

Một số lưu ý khi đưa trẻ đi khám bác sĩ để kiểm tra chiều cao

Khi đưa con đến các cơ sở y tế, gặp bác sĩ để khám và kiểm tra chiều cao, cha mẹ nên lưu ý một vài điểm quan trọng sau:

– Cung cấp các thông tin của con chính xác: Năm sinh, tình trạng sức khỏe, quá trình chăm sóc con hằng ngày… là những thông tin quan trọng mà cha mẹ cần cung cấp chi tiết và chính xác cho bác sĩ trong quá trình thăm khám sức khỏe, chiều cao cho con.

– Đưa con đi khám đúng lịch: Định kỳ 3-6 tháng/lần hoặc theo lịch hẹn riêng từ bác sĩ, khi con gặp các bất thường trong tăng trưởng, cha mẹ nên đưa con đi khám và kiểm tra chiều cao đúng lịch để việc chăm sóc kịp thời và khoa học.

– Xin thông tin từ bác sĩ, chuyên gia: Dù con có đạt chuẩn chiều cao hay chưa, cha mẹ cũng nên hỏi kỹ bác sĩ về các thông tin tình hình tăng trưởng của con, nguyên nhân con phát triển chưa đạt chuẩn, cách chăm sóc con khoa học… để có phương án chăm sóc chiều cao và sức khỏe cho con tốt nhất.

– Tuân thủ chỉ định từ bác sĩ: Trong mọi tình huống, chỉ định từ bác sĩ là tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Do đó, cha mẹ nên tuân thủ các chỉ định này để con có được sức khỏe tốt và chiều cao nổi bật.

Các cách cải thiện chiều cao cho trẻ hiệu quả

Bên cạnh những sự tư vấn từ chuyên gia, bác sĩ, cha mẹ có thể tham khảo thêm một số phương pháp cải thiện chiều cao cho trẻ hiệu quả sau đây:

– Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học: Trong quá trình chăm sóc bữa ăn cho con hằng ngày, cha mẹ nên cố gắng cho con ăn đa dạng thực phẩm, ăn đúng và đủ bữa để cơ thể trẻ được cung cấp dinh dưỡng giúp chiều cao tăng trưởng tối đa. Đặc biệt, nên ưu tiên nhóm thực phẩm giàu canxi, vitamin D, kẽm, magie… vì đây là những dưỡng chất ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của hệ xương. Một số thực phẩm tốt cho chiều cao của trẻ gồm có: Thịt gà, trứng gà, đậu phụ, rau xanh, cà rốt, khoai lang, các loại hạt, sữa…

– Khuyến khích con vận động: Tùy vào độ tuổi, sở thích, sức khỏe của con mà cha mẹ có thể cho con tập luyện một hoặc một số môn thể thao tăng chiều cao trong các lựa chọn sau: Bơi, bóng rổ, bóng đá, cầu lông, bóng chuyền, nhảy dây, đạp xe… Thời gian vận động mỗi ngày nên đạt từ 45 – 60 phút.

Khuyến khích con vận động thể thao hằng ngày để cải thiện chiều cao
Khuyến khích con vận động thể thao hằng ngày để cải thiện chiều cao

– Ngủ sớm và đủ giấc: Trẻ cần được ngủ sớm, ngủ đủ giấc hằng ngày để chiều cao phát triển hết tiềm năng. Do đó, chăm sóc giấc ngủ của con thật tốt cũng là một cách cải thiện chiều cao hiệu quả. Hằng ngày nên động viên con đi ngủ trước 22h, ngủ đủ 8-10 tiếng/ngày. Trước khi ngủ không nên để con uống nhiều nước, ăn quá no hay sử dụng thiết bị điện tử tùy tiện.

– Tắm nắng: Việc tắm nắng sẽ giúp da tự tổng hợp được vitamin D. Đây là loại vitamin rất quan trọng trong quá trình tăng trưởng chiều cao. Nó sẽ tham gia vào quá trình hấp thụ canxi từ ruột vào máu, sẵn sàng để gắn vào xương. Chỉ cần tắm nắng 15 phút/ngày, cơ thể đã nhận đủ nhu cầu canxi/ngày để chiều cao tăng trưởng thuận lợi.

– Sử dụng sản phẩm bổ sung dinh dưỡng: Ngoài ăn uống hằng ngày, cha mẹ có thể cho con sử dụng thêm sản phẩm bổ sung dinh dưỡng để cung cấp thêm dưỡng chất, thúc đẩy chiều cao của con tăng trưởng tốt hơn. Thành phần của dòng sản phẩm này đều là những dưỡng chất tốt cho xương như canxi, protein, vitamin D, phốt pho, kẽm… dạng thức dễ hấp thu nên sẽ hỗ trợ tăng trưởng thể chất nhanh chóng. Cha mẹ có thể tìm hiểu thông tin các sản phẩm từ nhà cung cấp, internet để chọn được cho con mình một sản phẩm tăng chiều cao phù hợp, uy tín.

Hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn nắm được khi nào cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để kiểm tra chiều cao, có kế hoạch cải thiện chiều cao cho con tốt hơn. Chăm sóc chiều cao cho con thật tốt sẽ là hành trang quan trọng để con tự tin và thành công hơn trong tương lai.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *