Loãng xương có ảnh hưởng đến chiều cao như thế nào?

Nhiều người trong chúng ta vẫn nghĩ rằng loãng xương chỉ xảy ra ở những người cao tuổi do lão hoá tự nhiên. Tuy nhiên, thực tế thì trẻ em vẫn có thể bị loãng xương. Đặc biệt, loãng xương có ảnh hưởng đến chiều cao như thế nào vẫn chưa được thông tin kỹ lưỡng, khiến nhiều trẻ em thấp lùn do loãng xương. Tìm hiểu chi tiết về loãng xương và các tác động của nó đối với chiều cao, sức khoẻ trong bài viết sau đây của NutriHeight Vietnam chúng tôi.

Loãng xương là gì?

Loãng xương còn được gọi là xốp xương, giòn xương là tình trạng xương mỏng dần theo thời gian, mật độ xương giảm, làm cho xương giòn hơn, xốp hơn và rất dễ bị gãy.

Tình trạng loãng xương có thể xảy ra với bất kỳ phần xương nào, thường gặp nhất là xương cột sống, xương đùi, xương cẳng tay.

Loãng xương thường diễn biến âm thầm, khó phát hiện. Các cơn đau ở xương lúc nhiều lúc ít. Cột sống cong vẹo dẫn đến gù lưng, chiều cao giảm.

Loãng xương là tình trạng mật độ xương giảm, xương yếu và giòn hơn
Loãng xương là tình trạng mật độ xương giảm, xương yếu và giòn hơn

Dấu hiệu của loãng xương bao gồm:

– Mật độ xương giảm: Tỉ lệ khoáng chất trong xương giảm, xương giòn hơn, dễ gãy, cột sống xẹp và gãy lún.

– Đau nhức: Vì mật độ xương giảm nên xương yếu hơn, các xương dài dễ bị mỏi, người bệnh đau nhức toàn thân giống như bị kim chích.

Các cơn đau xảy ra thường xuyên ở các vùng xương chịu trọng lực của cơ thể như xương cột sống, thắt lưng, xương chậu, xương hông, đầu gối… Cơn đau kéo dài âm kỉ, tăng dần khi vận động, mỗi khi phải đứng hay ngồi lâu một chỗ.

– Đau 2 bên liên sườn: Những dây thần kinh liên sườn, dây thần kinh đùi, dây thần kinh tọa cũng bị ảnh hưởng khi cơ thể bị loãng xương. Mỗi khi xoay người, cúi người sẽ khó khăn và đau đớn hơn.

Loãng xương gây ra các cơn đau nhức xương
Loãng xương gây ra các cơn đau nhức xương

– Dấu hiệu đi kèm: Người bị loãng xương thường có các biểu hiện đi kèm như giãn tĩnh mạch, cao huyết áp, thoái hoá khớp…

Loãng xương được phân làm 2 loại dựa trên nguyên nhân gây ra:

Loãng xương nguyên phát

Tình trạng loãng xương xảy ra ở người cao tuổi hoặc phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh. Cơ chế gây bệnh hình thành từ sự lão hoá tạo cốt bào, làm mất cân bằng về số lượng tế bào xương mới và mô xương bị huỷ, làm mật độ xương giảm.

Loãng xương thứ phát

Thường do một hoặc một số các nguyên nhân rõ ràng khác không liên quan đến tuổi tác. Nguyên nhân khởi phát thường do các bệnh mạn tính trong cơ thể hay lạm dụng thuốc. Một số bệnh lý hay yếu tố nguy cơ gây ra loãng xương thứ phát gồm:

– Bị bệnh cường giáp, đái tháo đường, to đầu chi, gan mãn tính, bệnh cột sống, viêm khớp dạng thấp, ung thư hay các bệnh lý di truyền khác

– Có tiền sử cắt dạ dày

– Cơ thể thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết đối với sức khỏe xương khớp như canxi, vitamin D, kẽm…

– Sử dụng các loại thuốc lợi tiểu hay chống viêm trong thời gian dài như: Corticoid, heparin.

Ảnh hưởng của loãng xương đến chiều cao

Ảnh hưởng của loãng xương đến chiều cao xảy ra ở cả trẻ em và người trưởng thành.

Đối với trẻ em:

Trẻ em vẫn có nguy cơ bị loãng xương do di truyền, thiếu hụt dinh dưỡng, bệnh đường tiêu hoá hay các bệnh mãn tính khác. Bệnh loãng xương ở trẻ em khó phát hiện do không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, căn bệnh này lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và sự phát triển chiều cao của trẻ.

Loãng xương làm tăng nguy cơ thấp lùn ở trẻ em
Loãng xương làm tăng nguy cơ thấp lùn ở trẻ em

Mật độ xương giảm khiến hệ xương của trẻ ngày càng yếu đi, không thể tăng trưởng đạt tốc độ bình thường. Theo đó, chiều cao của trẻ sẽ thấp hơn so với chuẩn theo độ tuổi. Mức độ loãng xương ngày càng nghiêm trọng hơn khiến trẻ có nguy cơ thấp lùn khi trưởng thành.

Trẻ bị loãng xương thường có xu hướng lười vận động do ảnh hưởng của các cơn đau nhức. Các em thậm chí khó có được giấc ngủ ngon do các cơn đau thường xuất hiện nhiều về đêm, khiến tuyến yên không thể sản xuất ra lượng hormone tăng trưởng nhiều như bình thường. Điều này khiến chiều cao tăng trưởng kém, trẻ thấp bé và chỉ có vóc dáng nhỏ khi lớn lên.

Đối với người trưởng thành:

Do tác động của loãng xương, các đĩa đệm cột sống của người cao tuổi sẽ thoái hoá. Nó bị mất nước, xẹp xuống và gây giảm chiều cao. Mặt khác, loãng xương cũng làm cột sống bị cong đi. Chiều dài của cột sống đã bị cong sẽ giảm khoảng 1-4cm so với khi cột sống ở trạng thái thẳng. Do đó, người lớn tuổi có thể bị mất khoảng vài cm chiều cao do ảnh hưởng của loãng xương.

Đối tượng có nguy cơ bị loãng xương cao?

Những đối tượng sau đây có nguy cơ bị loãng xương cao:

– Người bị bệnh về nội tiết như: Bệnh cường giáp, tiểu đường, suy giảm chức năng hoạt động của tuyến dinh dục…

– Phụ nữ đang trong giai đoạn mãn kinh

– Người ít vận động trong thời gian dài

– Người bị bệnh xương khớp mạn tính

– Người bị bệnh về thận nặng

– Những người đang điều trị các bệnh lý như động kinh, tiểu đường, người sử dụng corticoid

– Người thường xuyên hút thuốc, uống rượu

– Người có chế độ ăn uống nghèo dinh dưỡng, thiếu hụt canxi và vitamin D – những nhóm chất quan trọng trong phát triển chiều cao.

– Người vận động quá nhiều, nhất là nữ giới trong kỳ kinh nguyệt

Cách phòng ngừa loãng xương và bảo vệ chiều cao

Để phòng ngừa bị loãng xương, các bạn nên chú ý một số điểm quan trọng sau:

– Duy trì chế độ ăn uống khoa học: Trong các bữa ăn hằng ngày, nên lựa chọn những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho xương như: Thịt, cá, trứng, sữa, rau màu xanh đậm, thực phẩm từ đậu nành, ngũ cốc nguyên hạt… nhằm bổ sung đầy đủ canxi, vitamin D, protein và các khoáng chất khác cần thiết cho sức khỏe của xương, cải thiện mật độ xương và ngăn ngừa loãng xương. Hạn chế ăn những thực phẩm có hại cho hệ xương như thức ăn nhanh, đồ hộp, cà phê, nước ngọt có ga, rượu bia…

– Tập thể dục thường xuyên: Mỗi ngày nên dành khoảng 45 – 60 phút để tập luyện thể thao tại nhà hay trung tâm thể thao nhằm kích thích xương hấp thụ khoáng chất tốt hơn, tuyến yên sản xuất ra nhiều hormone tăng trưởng hơn. Các bài tập chịu lực như đi bộ, chạy bộ và tập tạ giúp tăng cường mật độ xương. Một số bài tập bật nhảy và kéo giãn cơ thể như bóng rổ, bóng chuyền, nhảy dây, yoga giúp xương tăng trưởng nhanh hơn.

Chơi thể thao thường xuyên có lợi cho sức khỏe xương khớp
Chơi thể thao thường xuyên có lợi cho sức khỏe xương khớp

– Tránh sử dụng chất kích thích: Hút thuốc lá và uống rượu bia quá nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe hệ xương khớp, tăng nguy cơ loãng xương. Nên hạn chế tối đa việc sử dụng các sản phẩm này nếu bạn muốn có hệ xương khớp khỏe mạnh.

– Dùng thuốc: Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh loãng xương dùng loại thuốc nào. Nên sử dụng thuốc điều trị loãng xương theo chỉ định của bác sĩ để cải thiện tình trạng bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Loãng xương không phải là căn bệnh tuổi già mà ngay cả trẻ em vẫn có nguy cơ bị loãng xương. Muốn có hệ xương khớp khỏe mạnh, chiều cao tăng trưởng tốt và không bị loãng xương khi lớn tuổi, cha mẹ nên hướng dẫn con ăn uống khoa học và vận động thể thao đúng cách ngay từ nhỏ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *