Lớp 10 cao bao nhiêu là chuẩn? Gợi ý cách tăng chiều cao hiệu quả?

Tăng trưởng về dáng vóc và chiều cao là ước muốn của nhiều bạn học sinh trong giai đoạn dậy thì. Tuy nhiên nếu không áp dụng đúng phương pháp, trẻ rất có thể bị kìm hãm chiều cao, ảnh hưởng xấu đến dáng vóc ở độ tuổi trường thành. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng nutriheight.com tìm hiểu chiều cao và cân nặng chuẩn của học sinh lớp 10

Học sinh lớp 10 là bao nhiêu tuổi?

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam ở Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT căn cứ, học sinh lớp 10 có độ tuổi là 15. Tuy nhiên có một số đối tượng sẽ có sự khác biệt về độ tuổi so với điều lệ quy định. Trường hợp thứ nhất, độ tuổi thấp hơn khi học sinh có trình độ học vấn vượt trội có thể học vượt cấp nếu đảm bảo khối lượng học tập và vượt qua các kỳ thi khảo sát. Trường hợp hai là các học sinh có độ tuổi lớn hơn khi nhập học muộn hoặc học lại.

Sở hữu chiều cao vượt trội mang đến nhiều lợi ích trong tương lai cho trẻ
Sở hữu chiều cao vượt trội mang đến nhiều lợi ích trong tương lai cho trẻ

Lớp 10 có thể cao được nữa không?

Theo như quy định từ Bộ Giáo dục, học sinh lớp 10 ở độ tuổi 15 thì đây vẫn là độ tuổi trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển của chiều cao mạnh mẽ. Chính vì thế cha mẹ cần quan tâm và đồng hành cùng trẻ trên hành trình bứt tốc chiều cao đạt chuẩn. Trong đó, quý phụ huynh cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, tập luyện thể thao, thói quen sinh hoạt lành mạnh và hạn chế dần các loại thực phẩm và thói quen xấu, gây kìm hãm tốc độ tăng trưởng và huỷ hoại sức khoẻ tổng thể của trẻ. 

Tìm hiểu mốc chiều cao của học sinh lớp 10

Để xem xét tốc độ tăng trưởng đạt chuẩn, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra bảng số liệu dựa trên các tiêu chuẩn chung. 

Nam

Trong đó, nam giới ở độ tuổi 15 sẽ có chiều cao chuẩn là 1m71. Chiều cao này là sự ảnh hưởng từ nhiều yếu tố di truyền, chế độ dinh dưỡng, tần suất tập luyện, môi trường sống,… Tuy nhiên, tại một dẫn đến dinh dưỡng không được bổ sung đầy đủ khiến cho trẻ trong độ tuổi này có thể có dáng vóc thấp lùn hơn từ 5-20cm. 

Nữ

Khác với các bạn nam, nữ giới có tốc độ tăng trưởng về chiều cao khá khiêm tốn với mức chuẩn là 1m59,7. Tuy nhiên có rất nhiều trường hợp bạn nữ có chiều cao ngang hoặc vượt trội hơn hẳn.

Tìm hiểu mốc cân nặng của học sinh lớp 10

Không chỉ có sự khác biệt trong chiều cao, nam và nữ giới lớp 10 cũng có sự phát triển về cân nặng, do sự phát triển của cơ thể cân bằng tốc độ tăng trưởng chiều cao.

Nam 

1m71 là chiều cao chuẩn khi đi với cân nặng lý tưởng là 56kg với sự phát triển của các nhóm cơ bắp chính. Nam giới trong giai đoạn này rất chú trọng đến hình thể, thường xuyên tập luyện và bổ sung các loại thực phẩm tốt cho cơ. 

Tập luyện các bộ môn vận động ở cường độ cao hỗ trợ kéo dài xương nhanh chóng
Tập luyện các bộ môn vận động ở cường độ cao hỗ trợ kéo dài xương nhanh chóng

Nữ

52kg là cân nặng lý tưởng cho các bạn gái sở hữu chiều cao chuẩn như trên. Tuy nhiên, có không ít các bạn gái học theo các trào lưu làm đẹp, giữ thân hình mảnh khảnh luôn ép và duy trì cân nặng chỉ trong phạm vi từ 45-47kg. 

Cách tăng chiều cao cho học sinh lớp 10 hiệu quả?

Dựa vào các yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng chiều cao, cha mẹ nên áp dụng linh hoạt các biện pháp từ chế độ dinh dưỡng, ăn uống, sinh hoạt, tập luyện

Đầu tiên xét về mặt dinh dưỡng, cha mẹ và trẻ cần cân đối các nhóm thực phẩm trong khẩu phần ăn. Ưu tiên bổ sung các nhóm thực phẩm có lợi cho quá trình phát triển xương như canxi, collagen, vitamin D3, vitamin K2, các khoáng chất như kẽm, magie, photpho, đồng… Hạn chế các món ăn vặt không lành mạnh như bánh kẹo, đồ ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn, mì gói, nước ngọt… Nói không với các chất độc, chất kích thích từ rượu, thuốc lá, bia. 

Đa dạng khẩu phần ăn uống với nhiều phương thức chế biến sạch, lành mạnh
Đa dạng khẩu phần ăn uống với nhiều phương thức chế biến sạch, lành mạnh

Thứ hai, ưu tiên thời gian tập luyện thể thao mỗi ngày khoảng 30-45 phút. Các bạn trẻ có thể sắp xếp 4 buổi tập luyện 3 buổi nghỉ ngơi, với việc kết hợp đa dạng các bộ môn thể thao như đạp xe, nhảy dây, bóng rổ, bơi lội, chạy bộ, gym… Lưu ý nên luyện tập vừa sức, có bạn bè hoặc người thân đồng hành để tạo động lực và sự kiên trì tập luyện liên tục. Sắp xếp hợp lý giữa thời gian học tập, nghỉ ngơi và luyện tập hợp lý, hạn chế việc chơi điện thoại, lướt mạng, chơi game khi có thời gian rảnh rỗi. 

Thứ ba, giấc ngủ và chất lượng giấc ngủ rất quan trọng. Cha mẹ nên rèn luyện cho con thói quen đi ngủ đúng giờ, ngủ sớm trước 23h mỗi tối. Không nên có thói quen thức khuya dậy muộn, dù ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày nhưng điều này sẽ đảo lộn giờ giấc sinh hoạt, gây ra những tác hại cho sức khoẻ và tác động quy trình sản sinh hormone tăng trưởng. 

Thứ tư, chỉnh sửa các tư thế đi, đứng, nằm. ngồi để không ảnh hưởng đến phần cột sống, tạo không gian lý tưởng cho các mô sụn và tế bào phát triển. Hạn chế các tư thế chưa đúng trong đi đứng nằm ngồi như mang vác vật nặng lệch một bên vai, nằm sấp…

Vệ sinh không gian ngủ sạch sẽ, thoáng đãng, hạn chế ánh sáng và các thiết bị điện tử 
Vệ sinh không gian ngủ sạch sẽ, thoáng đãng, hạn chế ánh sáng và các thiết bị điện tử

Thứ tư, bên cạnh cho trẻ vận động, cha mẹ nên cho con tham gia các bộ môn tập luyện ngoài trời để hấp thụ hàm lượng vitamin D từ ánh sáng mặt trời. Ưu tiên lựa chọn khoảng thời gian từ 05-07h sáng và từ 16-18h chiều. 

Cuối cùng, bổ sung thêm cho trẻ các dòng sản phẩm hỗ trợ gia tăng chiều cao với các thành phần dinh dưỡng như các viên uống, viên nhai, sữa bột. Nên lựa chọn những dòng sản phẩm thuộc các thương hiệu uy tín, chất lượng, có các chứng nhận. 

Có thể thấy, hành trình phát triển chiều cao của trẻ phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài. Để sớm đạt được chiều cao chuẩn ở tuổi 15, cha mẹ và trẻ cần áp dụng đúng các phương pháp chăm sóc sức khỏe, vận động khoa học và phù hợp với thể trạng. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *