Trẻ dậy thì sớm có bị lùn không? Đây là một trong những thắc mắc của rất nhiều phụ huynh trong quá trình nuôi dạy con trẻ. Dậy thì là quá trình mà bất kỳ ai cũng sẽ trải qua. Tuy nhiên, dậy thì sớm không hề có lợi mà mang đến nhiều vấn đề về sức khỏe, ảnh hưởng đến sự phát triển tổng thể của trẻ. Cùng NutriHeight Vietnam tìm hiểu chi tiết nhé!
Dậy thì sớm là gì?
Dậy thì sớm là tình trạng trẻ bắt đầu dậy thì sớm hơn so với độ tuổi bình thường, thường được xác định là trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai. Đây là một vấn đề sức khỏe đáng lưu ý, cần sự quan tâm và theo dõi chặt chẽ từ các bậc phụ huynh và chuyên gia y tế.
Các dấu hiệu của dậy thì sớm có thể khác nhau ở bé trai và bé gái, tuy nhiên, một số biểu hiện thường gặp là:
- Bé gái: Phát triển vú sớm, xuất hiện kinh nguyệt trước tuổi, lông mu và lông nách mọc sớm, tăng trưởng chiều cao nhanh.
- Bé trai: Tinh hoàn và dương vật phát triển sớm, lông mu, lông nách và râu mọc sớm, giọng nói trở nên trầm hơn, tăng trưởng chiều cao nhanh chóng.
Dậy thì sớm nguyên nhân do đâu?
Trẻ bước vào độ tuổi dậy thì khi não bộ bắt đầu thực hiện việc sản xuất nội tiết tố giải phóng gonadotropin (GnRH). Nội tiết này có vai trò quan trọng trong việc kích thích tuyến tiết ra estrogen (ở nữ giới) và testosterone (ở nam giới). Một số nguyên nhân khiến quá trình này diễn ra sớm hơn bình thường, dẫn đến tình trạng dậy thì sớm.
Tuy nhiên, nguyên nhân cụ thể còn phụ thuộc vào việc trẻ đang thuộc trường hợp dậy thì sớm nào. Hiện nay, có hai trường hợp dậy thì sớm với nguyên nhân như sau:
- Dậy thì sớm trung ương: Nguyên nhân chính là do nồng độ nội tiết tố GnRH tăng cao khiến tuyến yên tiết nhiều nội tiết tố sinh dục (estrogen và testosterone) khiến trẻ có dấu hiệu dậy thì sớm. Các bệnh lý như u não, u ở tủy sống, viêm màng não hoặc suy tuyến giáp sẽ khiến nội tiết tố GnRH tăng cao.
- Dậy thì sớm ngoại vi: Trường hợp trẻ dậy thì sớm ngoại vi ít phổ biến hơn so với dậy thì sớm trung ương. Nguyên nhân chủ yếu là do rối loạn nội tiết tố sinh dục, estrogen và testosterone tăng cao khiến trẻ dậy thì sớm hơn thông thường. Một số bệnh lý như u nang buồng trứng, khối u ở tuyến thượng thận, hội chứng McCune-Albright,… khiến cơ thể tiết ra nhiều estrogen và testosterone.
Bên cạnh đó, yếu tố môi trường cũng có thể khiến trẻ dậy thì sớm. Việc tiếp xúc với các chất hóa học, sử dụng nội tiết tố ngoại sinh và một số yếu tố môi trường khác có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố khiến trẻ dậy thì sớm. Mặc khác, trẻ béo phì, thừa cân có nguy cơ dậy thì sớm hơn so với trẻ bình thường.
Trẻ dậy thì sớm có bị lùn không?
Giai đoạn dậy thì là thời điểm vàng cuối cùng để trẻ phát triển chiều cao của mình. Khi bước vào độ tuổi dậy thì, chiều cao của trẻ phát triển nhanh cho đến khi sụn tăng trưởng bắt đầu cốt hóa ở tuổi 18 và dừng tăng ở độ tuổi 20. Tuy nhiên, với trẻ dậy thì sớm, quá trình phát triển chiều cao bắt đầu sớm nhưng thời gian sụn tăng trưởng đóng lại cũng sớm hơn bình thường.
Vậy trẻ dậy thì sớm có bị lùn không? Câu trả lời là CÓ.
Thời gian đầu khi mới dậy thì, trẻ dậy thì sớm sẽ cao lớn hơn bạn bè cùng trang lứa. Thời kỳ đỉnh cao có thể cao thêm 6 – 8cm. Thế nhưng, sau giai đoạn này, chiều cao sẽ phát triển rất chậm và sụn tăng trưởng nhanh chóng cốt hóa khiến trẻ không phát huy được tối đa tiềm năng tăng chiều cao của mình.
Thông thường, so với bạn bè cùng tuổi, khi trưởng thành, nữ giới dậy thì sớm sẽ thấp hơn 12cm và nam sẽ thấp hơn 20cm. Có thể nói dậy thì sớm đã lấy đi cơ hội sở hữu chiều cao chuẩn của trẻ khi trưởng thành.
Trẻ dậy thì sớm có còn cao nữa không?
Trẻ vẫn có thể cao thêm khi sụn tăng trưởng chưa đóng lại hoàn toàn. Do đó, ngay khi trẻ bắt đầu có những dấu hiệu dậy thì sớm hơn độ tuổi thông thường, ba mẹ nên đưa trẻ đến cơ quan y tế để được xem xét, chẩn đoán để điều trị kịp thời. Phát hiện và điều trị càng sớm thì chiều cao của trẻ được cải thiện càng nhiều.
Cách tăng chiều cao cho trẻ dậy thì sớm?
Bên cạnh việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ, để cải thiện chiều cao cho trẻ dậy thì sớm, ba mẹ nên áp dụng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ, kết hợp với chế độ sinh hoạt khoa học như sau:
Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng
Chất béo, chất đường bột, chất đạm, vitamin và khoáng chất là 4 nhóm chất cần thiết cho sự phát triển chiều cao và sức khỏe của trẻ. Thiếu hay dư bất kỳ chất dinh dưỡng nào để có hại đến sức khỏe của trẻ.
Để trẻ tăng trưởng chiều cao, xương cần Canxi, Phốt pho để phát triển chắc khỏe. Vitamin D3 và Vitamin K2 giúp cơ thể tăng khả năng hấp thu Canxi và đưa Canxi đến xương. Các vitamin và khoáng chất khác giúp tăng cường đề kháng, cơ thể khỏe mạnh, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển chiều cao.
Bữa ăn hàng ngày của trẻ cần đa dạng món ăn với nhiều nguyên liệu khác nhau như cá trích, cá hồi, các loại rau xanh lá, các loại đậu, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt. Đồng thời giảm thiểu việc tiêu thụ các loại thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo, chất bảo quản và tăng trưởng.
Ngoài bữa ăn hàng ngày, ba mẹ nên bổ sung thêm Canxi cho trẻ bằng các dòng thực phẩm bảo vệ sức khỏe như TPBVSK NuBest Tall, NuBest Tall Kids và NuBest Tall 10+. Tùy vào độ tuổi, khẩu vị của trẻ mà ba mẹ chọn sản phẩm cho phù hợp. Bữa ăn hàng ngày đôi khi không đáp ứng đủ nhu cầu Canxi để xương phát triển.
Tập thể dục 45-60 phút mỗi ngày
Tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể tiết ra nhiều nội tiết tố tăng trưởng khiến xương phát triển chiều dài. Bên cạnh đó, tập thể dục sẽ giúp cơ thể lưu thông máu tốt hơn, quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi hơn, xương nhận đủ dưỡng chất để phát triển.
Ngủ sớm trước 22h
Ngủ sớm trước 22h để không bỏ lỡ thời điểm nội tiết tố tăng trưởng được tiết ra nhiều nhất. Ngoài ra, một giấc ngủ chất lượng, không gián đoạn sẽ giúp tuyến yên tiết ra nhiều nội tiết tố tăng trưởng hơn, giúp trẻ cải thiện chiều cao hiệu quả.
Cách tầm soát và hạn chế tình trạng dậy thì sớm ở trẻ?
Dậy thì sớm không chỉ hạn chế chiều cao của trẻ khi trưởng thành mà còn ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe tinh thần của trẻ. Để phòng ngừa và phát hiện sớm tình trạng này, việc thực hiện các biện pháp tầm soát và can thiệp kịp thời là vô cùng quan trọng.
Để tầm soát và hạn chế dậy thì sớm ở trẻ, ba mẹ nên thực hiện những điều sau:
- Theo dõi sự phát triển thể chất: Ba mẹ nên theo dõi sát sao sự phát triển thể chất của trẻ, đặc biệt lưu ý đến các dấu hiệu dậy thì sớm của trẻ.
- Đối chiếu sự phát triển của trẻ với bạn bè cùng tuổi: Việc so sánh này có thể giúp ba mẹ phát hiện những bất thường và giúp trẻ khắc phục tình trạng đó.
- Hoạt động thể chất: Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe và phát triển thể chất toàn diện.
- Dinh dưỡng khoa học: Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và hạn chế các thực phẩm có hại cho sức khỏe của trẻ như gà rán, nước ngọt có ga, chất béo không lành mạnh,…
- Để trẻ ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, hạn chế tiếp xúc với các chất hóa học độc hại và tạo môi trường sống lành mạnh, giúp trẻ giảm căng thẳng sẽ giúp trẻ hạn chế việc dậy thì sớm.
- Khám sức khỏe định kỳ: Việc đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để các bác sĩ chuyên khoa theo dõi sự phát triển của trẻ và sớm phát hiện sớm các dấu hiệu dậy thì sớm.
Với bài viết này, chắc chắn ba mẹ đã tìm được lời giải đáp cho câu hỏi “Trẻ dậy thì sớm có bị lùn không?”. Dậy thì sớm khiến trẻ không sở hữu chiều cao tiềm năng khi trưởng thành và ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Do đó, ba mẹ cần theo dõi và thực hiện các phương pháp tầm soát để giúp trẻ hạn chế tình trạng dậy thì sớm và sở hữu chiều cao đạt chuẩn khi trưởng thành.
FAQs
Trẻ dậy thì ở độ tuổi nào là bình thường?
Độ tuổi bắt đầu dậy thì bình thường ở lứa tuổi 8-13 tuổi đối với nữ và 9-14 tuổi đối với nam.
Con gái đến bao nhiêu tuổi thì hết phát triển?
Thông thường, chiều cao sẽ tăng rất chậm sau khi dậy thì và dừng tăng khi sụn tăng trưởng đã cốt hóa hoàn toàn ở độ tuổi 20. Nữ giới thường đạt chiều cao trưởng thành khi ở độ tuổi 16-18 tuổi. Một số trường hợp nữ giới vẫn tăng thêm chiều cao trong giai đoạn 18-20 tuổi với tốc độ tăng rất chậm.
Con trai đến tuổi dậy thì ba mẹ phải làm gì?
- Theo dõi sự phát triển thể chất của trẻ.
- Giao tiếp với con thường xuyên, cởi mở, lắng nghe và chân thành để con thoải mái trò chuyện với ba mẹ.
- Không nên áp đặt, tạo áp lực cho trẻ.
- Đồng hành, chia sẻ kinh nghiệm và hướng dẫn trẻ cách tự chăm sóc bản thân mình.