Trẻ thừa cân béo phì có ảnh hưởng đến chiều cao không?

Nhiều phụ huynh quan niệm, trẻ em bụ bẫm một chút mới khoẻ mạnh, dễ thương nên khá chủ quan khi con bị thừa cân béo phì. Họ không biết rằng trẻ thừa cân béo phì có ảnh hưởng đến chiều cao không, có biện pháp cải thiện tình trạng con có cân nặng vượt chuẩn hay không. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ một số thông tin liên quan đến thừa cân, béo phì và ảnh hưởng của nó đến sức khoẻ, chiều cao của trẻ, nhằm giúp phụ huynh nhận thức được mức độ nguy hiểm của béo phì đối với trẻ em. Cùng NutriHeight Vietnam khám phá nhé.

Béo phì là gì

Béo phì là tình trạng cơ thể bị tích lũy quá nhiều mỡ thừa, cân nặng của trẻ vượt chuẩn so với độ tuổi, chiều cao, khiến cơ thể không có sự cân đối. Theo số liệu thống kê từ Viện nghiên cứu Y – xã hội, tỷ lệ trẻ béo phì ở Việt Nam đang tăng cao. Nếu năm 2010 tỉ lệ béo phì ở trẻ là 8.5% thì đến năm 2020 đã tăng lên đến 19%. Có đến hơn 300.000 trẻ dưới 5 tuổi bị béo phì.

Béo phì là tình trạng cân nặng của trẻ vượt chuẩn so với độ tuổi và chiều cao
Béo phì là tình trạng cân nặng của trẻ vượt chuẩn so với độ tuổi và chiều cao

Nguyên nhân gây béo phì ở trẻ em

Tình trạng béo phì ở trẻ em chủ yếu do các nguyên nhân sau đây:

– Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Khoảng 60-80% trẻ bị béo phì do ăn uống không khoa học, ăn quá nhiều chất béo, bột đường, đường. Một số phụ huynh quan niệm rằng trẻ ăn càng nhiều càng tốt nên để con ăn uống thoải mái, ép con ăn quá nhiều. Các chất dinh dưỡng khi dư thừa sẽ chuyển hóa thành mỡ thừa, tích tụ tại bụng, ngực, mặt, nội tạng…

– Di truyền: Béo phì có liên quan đến yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có người bị béo phì, trẻ cũng có khả năng bị béo phì. Nếu bố hoặc mẹ bị béo phì, tỉ lệ trẻ bị béo phì là khoảng 50%. Nhưng khi cả 2 đều thừa cân, nguy cơ con bị béo phì sẽ tăng lên đến 80%.

– Tâm lý: Trẻ bị áp lực, căng thẳng hoặc gặp tổn thương tâm lý cũng có nguy cơ bị béo phì cao hơn. Các vấn đề về tâm lý khiến trẻ có xu hướng ăn nhiều đồ ngọt để giảm áp lực, dẫn đến thừa cân, béo phì.

Chế độ ăn uống không khoa học là nguyên nhân thường gặp dẫn đến béo phì
Chế độ ăn uống không khoa học là nguyên nhân thường gặp dẫn đến béo phì

– Thói quen xấu: Trẻ có thói quen lười vận động, thức khuya, ăn trong khi nằm… cũng dễ bị béo phì hơn so với trẻ sinh hoạt lành mạnh.

– Bệnh lý và thuốc: Nếu trẻ mắc các bệnh lý nội tiết như suy giáp, cường giáp, tổn thương não hoặc sử dụng các loại thuốc chứa prednisone, lithium, amitriptyline, paroxetine, gabapentin, propranolol… thường xuyên cũng dễ bị béo phì.

Dấu hiệu béo phì ở trẻ em

  • Các dấu hiệu nhận biết con bạn đang bị béo phì như sau:
  • Chỉ số BMI cao hơn 20% so với tiêu chuẩn
  • Mỡ tích tụ ở ngực, đùi, cánh tay, cằm…
  • Trẻ ăn nhiều, thèm ăn, ăn liên tục, lượng thức ăn tiêu thụ trong 1 bữa nhiều hơn các trẻ cùng tuổi
  • Trẻ thích ăn đồ ngọt, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, nước ngọt
  • Trẻ vận động ì ạch khó khăn, chậm chạp 

Tác động của béo phì đối với sức khỏe

Trẻ bị thừa cân, béo phì có thể phải đối mặt với những nguy cơ sau:

  • Tăng nguy cơ bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư, thoái hoá khớp, hen suyễn, da liễu…
  • Nguy cơ bị chấn thương nặng hơn khi tai nạn do khối lượng cơ thể cao và khả năng phản xạ chậm hơn
  • Trẻ tự ti, ngại ngùng, xấu hổ khi vui chơi hay học tập cùng bạn cùng tuổi
  • Hệ miễn dịch hoạt động kém, trẻ dễ bị bệnh, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm
  • Thừa cân béo phì có thể gây dậy thì sớm, đặc biệt là ở bé gái. Cơ thể tích tụ nhiều chất béo sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra nhiều leptin, kích thích quá trình dậy thì diễn ra sơ hơn.
  • Gây áp lực lên khung xương của trẻ, tăng nguy cơ bệnh xương khớp như đau nhức, thoái hoá, loãng xương.

Trẻ thừa cân béo phì có ảnh hưởng đến chiều cao không?

Béo phì là một trong những yếu tố ảnh hưởng xấu đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Tỷ lệ trẻ béo phì thấp hơn chuẩn chiều cao so với độ tuổi và cao dưới mức trung bình khi trưởng thành là rất cao. Lúc này, trẻ có thể đối mặt với tình trạng vừa béo phì, vừa thấp lùn, ngoại hình kém nổi bật, thậm chí tự ti vì vóc dáng mũm mĩm và chiều cao hạn chế.

Béo phì ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển chiều cao của trẻ
Béo phì ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển chiều cao của trẻ

Do đó, cha mẹ không nên chủ quan khi con bị thừa cân béo phì. Ngay khi phát hiện các dấu hiệu béo phì, nên áp dụng các cách giảm cân kịp thời để kiểm soát cân nặng cho trẻ về ngưỡng chuẩn, tạo điều kiện để chiều cao tăng trưởng tốt.

Tác động của thừa cân béo phì đối với sự phát triển chiều cao

Thừa cân, béo phì tác động đến sự phát triển chiều cao trên các phương diện sau:

Khi trẻ bị béo phì, khả năng vận động của trẻ sẽ bị hạn chế hơn so với trẻ bình thường do trọng lượng cơ thể cao, trẻ dễ bị mệt hơn, khó vận động với cường độ cao. Trong khi đó, vận động tích cực là một trong những yếu tố kích thích chiều cao tăng trưởng tốt.

Trẻ bị béo phì có nguy cơ dậy thì sớm cao hơn so với trẻ bình thường. Dậy thì sớm sẽ rút ngắn thời gian tăng trưởng chiều cao của con. Con có thể cao hơn bạn bè ở thời điểm hiện tại nhưng chiều cao sẽ ngừng phát triển sớm hơn từ 1- vài năm, dẫn đến khi trưởng thành con thấp bé hơn chuẩn.

Thói quen thường gặp ở trẻ béo phì là thích ăn đồ dầu mỡ, đồ ngọt và nước ngọt có ga. Đây lại là nhóm thực phẩm ức chế tăng trưởng. Chất béo, đường và bọt khí trong nước ngọt có ga sẽ làm hao hụt canxi trong xương, khiến xương yếu, dễ gãy và phát triển chậm hơn.

Béo phì cũng làm mất cân bằng hormone tăng trưởng, làm rối loạn quá trình phát triển của xương và chiều cao.

Trẻ em bị béo phì cũng dễ bị rối loạn hấp thụ canxi và dinh dưỡng, ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển xương.

Cách tăng chiều cao cho trẻ bị thừa cân, béo phì

Trẻ bị thừa cân, béo phì muốn có chiều cao đạt chuẩn khi trưởng thành cần được chú ý chăm sóc đặc biệt theo các phương pháp sau:

Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp

Với trẻ béo phì, muốn chiều cao tăng trưởng nhanh, chế độ ăn uống rất quan trọng. Các bữa ăn vẫn phải có sự đa dạng, đủ chất nhưng mức năng lượng nạp vào phải có sự kiểm soát chặt chẽ. Cha mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn cho con, không để con ăn quá nhiều vào 1 bữa. Thực phẩm phù hợp nên chọn nhóm rau củ, thịt nạc và các loại hạt để vừa đảm bảo cung cấp dinh dưỡng nhưng không gây tăng cân.

Trẻ bị béo phì nên ăn nhiều rau xanh, trứng, thịt nạc
Trẻ bị béo phì nên ăn nhiều rau xanh, trứng, thịt nạc

Đặc biệt, vẫn phải cung cấp đủ nhu cầu canxi, vitamin D, protein, kẽm… so với độ tuổi để xương có đủ nguyên liệu phát triển. Ngoài ra, nên tránh xa nhóm thức ăn ăn, thực phẩm nhiều dầu mỡ, đường vì đây là tác nhân gây tăng cân nhanh chóng.

Vận động thể thao hằng ngày

Vận động thể thao là cách đốt cháy năng lượng, mỡ thừa rất hiệu quả cho trẻ bị béo phì. Nhờ chơi thể thao, vóc dáng của trẻ sẽ thon gọn, săn chắc hơn, cơ thể cũng nhanh nhẹn và linh hoạt hơn. Đặc biệt, vận động kích thích tạo xương, tăng mật độ xương, hỗ trợ tuyến yên sản xuất hormone tăng trưởng. Đây là các yếu tố quan trọng giúp chiều cao của con phát triển hết tiềm năng. Các môn thể thao tăng chiều cao và giảm cân tốt nhất cho trẻ béo phì là bơi lội, đạp xe, yoga, bóng rổ, bóng chuyền, cầu lông… Tổng thời gian vận động mỗi ngày nên đạt ít nhất là 45 phút.

Ngủ sớm và đủ giấc

Nghỉ ngơi khoa học sẽ giúp tuyến yên thuận lợi sản xuất hormone tăng trưởng. Lượng hormone này được tiết ra càng nhiều, càng có lợi cho quá trình phát triển chiều cao của trẻ. Thời điểm đi ngủ tốt nhất cho chiều cao của trẻ là trước 22h hằng ngày. Mỗi đêm con cần ngủ đủ từ 8-9 tiếng, cùng thời gian ngủ ban ngày từ 30 phút – 60 phút, để vừa hỗ trợ tăng trưởng chiều cao tốt vừa chăm sóc sức khỏe.

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ tăng chiều cao

Nhiều phụ huynh lo ngại trẻ bị béo phì nếu bổ sung thêm dinh dưỡng từ sản phẩm tăng chiều cao sẽ khiến cân nặng tăng thêm. Tuy nhiên, không phải sản phẩm tăng chiều cao nào cũng khiến trẻ tăng cân và việc cân nặng tăng lên chủ yếu do ăn uống chưa hợp lý.

Nên cho trẻ béo phì sử dụng sản phẩm tăng chiều cao để cải thiện tầm vóc
Nên cho trẻ béo phì sử dụng sản phẩm tăng chiều cao để cải thiện tầm vóc

Trong khi đó, trong sản phẩm tăng chiều cao lại chứa nhiều dưỡng chất giúp xương tăng trưởng tốt như canxi, vitamin D, magie, kẽm, phốt pho… sẽ thúc đẩy chiều cao của trẻ phát triển vượt trội. Do đó, cha mẹ không nên bỏ qua một dòng sản phẩm giúp con cải thiện chiều cao nhanh chóng như sản phẩm hỗ trợ tăng chiều cao. Tuy nhiên, nên kỹ lưỡng trong khâu lựa chọn, chỉ chọn mua sản phẩm uy tín, có chứng nhận chất lượng an toàn.

Tăng chiều cao cho trẻ béo phì rất quan trọng và cần thiết vì đây là nhóm đối tượng có nguy cơ thấp lùn khi trưởng thành rất cao. Bên cạnh đó, cần có kế hoạch kiểm soát cân nặng của trẻ thật tốt, thậm chí giảm cân cho trẻ để giúp con đảm bảo sức khỏe, thể lực và hỗ trợ chiều cao phát triển thuận lợi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *