Với những người chưa có được chiều cao đạt chuẩn, làm thế nào để cải thiện chiều cao nhanh chóng có lẽ là nỗi trăn trở lớn nhất. Tuy nhiên, để tăng chiều cao hiệu quả, bạn cần biết được yếu tố nào ảnh hưởng đến chiều cao của con người. Từ đó, bạn có thể tìm ra chìa khóa để thúc đẩy chiều cao của mình phát triển hết tiềm năng.
Nghiên cứu về chiều cao, các nhà khoa học đã xác định, chiều cao của con người ở mức nào do nhiều yếu tố cùng tác động. Tỉ lệ ảnh hưởng của các yếu tố lên chiều cao là khác nhau. Chỉ khi tập trung cải thiện tất cả các yếu tố (có thể), thì chiều cao mới phát triển tối đa. Chiều cao của bạn đang chịu sự chi phối của các yếu tố chính sau đây:
Yếu tố di truyền
Di truyền ảnh hưởng đến chiều cao của bạn. Điều này có nghĩa ngay từ khi hình thành từ trong bụng mẹ, đã có các gen di truyền từ cha mẹ tồn tại trong cơ thể bạn. Ước tính, có khoảng gần 700 gen quy định chiều cao có thể di truyền từ cha mẹ sang con cái. Có người sẽ di truyền chiều cao của cha, có người sẽ chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ mẹ.
Các gen sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sụn trong mảng tăng trưởng. Đây là nơi mà xương mới được tạo ra, giúp chiều cao tăng lên. Ngoài ra, một số gen sẽ quy định sự sản sinh hormone tăng trưởng – yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển xương.
Tuy nhiên, sự ảnh hưởng của di truyền đến chiều cao của chúng ta không quá lớn, chỉ khoảng 23%. Di truyền là yếu tố không thể thay đổi được. Nhưng hầu hết các yếu tố còn lại đều có thể điều chỉnh được. Do đó, dù cha mẹ của bạn có tầm vóc thấp bé, bạn vẫn có cơ hội cao lớn đạt chuẩn.
Yếu tố dinh dưỡng
Dinh dưỡng tác động khá lớn đến sự phát triển chiều cao của con người. Thậm chí, ngay từ khi còn trong bụng mẹ, việc mẹ bầu ăn gì cũng đã chi phối quá trình phát triển chiều cao của thai nhi.
Thông qua các bữa ăn hằng ngày, nguồn thực phẩm bạn lựa chọn sẽ cung cấp dưỡng chất cần thiết cho hệ xương phát triển. Bạn có thể tưởng tượng, bữa ăn sẽ bổ sung nguyên liệu như canxi, phốt pho, magie, kẽm, vitamin D… để xương có thể dài ra, chắc khỏe hơn. Khi bạn ăn uống kém, có thể dẫn đến thiếu chất, xương không thể tăng trưởng thuận lợi.
Chất lượng thực phẩm sẽ ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của nó. Nếu bạn ăn thực phẩm bẩn, chế biến không đúng cách, có thể giảm lượng dưỡng chất nạp vào cơ thể, tác động xấu đến chiều cao.
Dinh dưỡng còn tác động đến sức khỏe, tâm lý của bạn. Nếu sức khỏe, tâm lý không được chăm sóc tốt, cũng gây ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng thể chất.
Yếu tố vận động
Các hoạt động vận động như tập thể thao, làm việc nhà, công việc… sẽ ảnh hưởng đến chiều cao của bạn. Những người vận động thường xuyên, hoạt động thể chất tốt cho chiều cao sẽ có chiều cao tốt hơn những người ít vận động. Quá trình vận động sẽ giúp xây dựng khối lượng xương, tăng mật độ xương. Hệ xương khớp hoạt động liên tục cũng dẻo dai, linh hoạt hơn.
Những hoạt động bật nhảy lên cao, kéo giãn cơ thể sẽ kích thích chiều cao tăng trưởng tốt hơn. Tuy nhiên, nếu bạn vận động quá sức, vận động cường độ cao hay khiến xương phải chịu lực quá lớn cũng cản trở chiều cao phát triển. Chúng ta cần tập luyện đúng cách, vận động với cường độ phù hợp thì chiều cao mới tăng trưởng thuận lợi.
Yếu tố giấc ngủ
Ngủ là thời gian cơ thể thư giãn, phục hồi năng lượng. Ngủ đủ giấc giúp chúng ta khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng, làm việc và học tập đạt hiệu quả tốt. Lúc này, cơ thể cũng vận động tốt hơn, có lợi cho sự tăng trưởng thể chất
Mặt khác, tuyến yên sản xuất ra nhiều hormone tăng trưởng hơn vào khung giờ 23h – 01h nếu chúng ta đang ở trong trạng thái ngủ sâu. Đây được xem là thời điểm lượng hormone tăng trưởng tiết ra nhiều nhất trong ngày. Loại hormone này được sản xuất ra càng nhiều, chiều cao càng phát triển tốt.
Khi ngủ cũng là lúc hệ xương phát triển dài ra, không phải chịu áp lực của trọng lượng cơ thể. Việc chúng ta ngủ ở tư thế thoải mái, duỗi tay chân cũng giúp chiều cao tăng trưởng hiệu quả.
Yếu tố tâm lý
Trạng thái tâm lý của bạn sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng, hiệu suất vận động, chất lượng giấc ngủ. Do đó, tâm lý cũng tham gia chi phối sự phát triển chiều cao.
Nếu bạn duy trì trạng thái tâm lý vui vẻ, lạc quan. Bạn có thể ăn uống ngon miệng hơn, tập luyện thể thao hiệu quả, ngủ ngon giấc, tạo điều kiện tốt để chiều cao phát triển tối đa. Ngược lại, tâm trạng buồn chán, áp lực tâm lý khiến nhiều người lười ăn, lười vận động, thức khuya. Lúc này, chiều cao khó có thể phát triển hết tiềm năng, đồng thời gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Môi trường
Môi trường khác nhau có thể khiến chiều cao của con người có sự khác biệt lớn. Môi trường xã hội, tình hình kinh tế, tình cảm, sự giáo dục… có thể tạo ra sự khác biệt về hành vi, chế độ dinh dưỡng, thời gian vận động… Từ đó chiều cao sẽ tăng trưởng khác nhau. Những đứa trẻ sinh ra và lớn lên trong điều kiện môi trường kém, sẽ có ít khả năng đạt được chiều cao chuẩn.
Các yếu tố môi trường cản trở chiều cao phát triển:
– Môi trường đất, nước, không khí, nước… ô nhiễm, khiến trẻ thường xuyên bị bệnh, đề kháng kém, chiều cao chậm phát triển.
– Môi trường gia đình phức tạp, trẻ không được chăm sóc và quan tâm nên khó có điều kiện phát triển thể chất tối đa.
– Môi trường phát triển không có sự giáo dục, định hướng, trẻ không nhận thức được tầm quan trọng của chiều cao nên không chủ động chăm sóc sức khỏe để chiều cao tăng trưởng tốt…
Khí hậu
Bạn có thể sẽ bất ngờ khi được nghe khí hậu ảnh hưởng đến chiều cao. Tuy nhiên, điều này có thể xảy ra. Những quốc gia có chiều cao trung bình tốt nhất phần lớn nằm ở khu vực châu Âu, nơi có khí hậu ôn hòa hơn, nhiệt độ ổn định, ít yếu tố thiên tai gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Các nước có chiều cao thấp cũng tập trung nhiều hơn ở khu vực thuộc đới khí hậu nhiệt đới. Nơi thời tiết nắng nóng, ẩm, thường xuyên có bão, hạn hán, lũ lụt… tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển. Từ đó, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và quá trình tăng trưởng thể chất.
Giới tính
Trung bình, đàn ông thường cao hơn phụ nữ. Tại tất cả các khu vực, quốc gia, chiều cao trung bình của nam thường cao hơn nữ giới. Chênh lệch chiều cao trung bình của nam giới và nữ giới trưởng thành là khoảng 14cm. Giới tính khác nhau, hệ nội tiết cũng sản xuất ra hormone giới tính khác nhau. Hormone nam testosterone là một yếu tố giúp chiều cao tăng trưởng tốt. Ngoài ra, thời điểm dậy thì của nam giới thường chậm hơn nữ giới khoảng 1-3 năm. Theo đó, nam giới có nhiều thời gian hơn để tăng chiều cao. Những yếu tố này đã tạo ra sự chênh lệch về chiều cao trung bình của nam và nữ.
Hiểu được sức ảnh hưởng của các yếu tố trên đến chiều cao sẽ giúp bạn có kế hoạch cải thiện chiều cao hiệu quả. Chiều cao nổi bật sẽ là chiếc chìa khóa quan trọng, mở ra cánh cửa thành công cho bạn trong cuộc sống.
Hy vọng rằng bài viết trên của NuBest Vietnam đã giúp bạn nắm được yếu tố nào ảnh hưởng đến chiều cao của con người. Nếu bạn chưa có được chiều cao nổi bật, hãy bắt tay ngay vào quá trình tăng chiều cao để nhanh chóng chinh phục được chiều cao mơ ước.